Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Google mà to, nhà nhà đều lo ?

1c.jpg
Có phải khi Google mà to thì nhà nhà đều lo?
Google mà to, nhà nhà đều lo ?
Google cơ bản đang theo đuổi hai hướng phát triển chính: tăng số người dùng và lôi kéo cộng đồng dùng dịch vụ sản phẩm của Google lâu hơn.


Tăng số người dùng
Càng nhiều người dùng, sức mạnh của Google càng lớn. Để hiện thực được chiến lược này, Google cho dùng miễn phí hầu hết các dịch vụ sản phẩm ưu việt của mình từ gmail, youtube, doc, blogger, pic, g+, drive, android, hangout. Hầu hết ai đã từng dùng Internet, đều đã bị Google “chiêu dụ” vào hệ sinh thái của mình.
Lôi kéo cộng đồng dùng dịch vụ lâu hơn
Người dùng càng sử dụng dịch vụ của Google nhiều và lâu thì sức hấp dẫn dịch vụ quảng cáo của Google càng lớn. Ở đây, chúng ta cần biết là hơn 95% doanh thu của Google đến từ quảng cáo và năm 2012 doanh thu của Google khoảng 50 tỷ USD.
Để hiện thực ý này, Google bắt đầu chú trọng đến hạ tầng mạng lưới. Goole đã thiết lập hạ tầng mạng quang (Fiber) tại một số thành phố của Mỹ. Tiếp theo, Google đã bán sản phẩm Google tivi cùng dịch vụ cáp quang của mình với giá rẻ hơn các công ty cùng ngành nhằm giúp người dùng “dán mắt” vào màn hình tivi của Google càng lâu càng tốt.
Sản phẩm “đình đám” không kém tiếp theo là Google Self-driving-car - xe hơi tự lái. Tháng 10/2013 vừa qua, đã có thành phố tại Mỹ đồng ý cho phép đưa sản phẩm này vào sử dụng. Theo kết quả kiểm định của Google, thì sau gần 480.000 km chạy thì xe tự lái của Google không gây ra tai nạn nào. Trong khi đó, người dùng thường trung bình chạy 265.000 km thị bị tai nạn. Mục đích của Google self-driving-car cũng không nằm ngoài mục đích giúp người dùng rảnh tay và mắt để "dán mắt" vào điện thoại thông minh (smartphone), máy tính bảng (tablet) và tivi trên xe của Google. Lưu ý là Google đã phát triển dòng sản phảm smartphone Nexus.
Sản phẩm cuối cùng đó là Google Glass, mục đích chính cũng là giúp người dùng "dán mắt" vào màn hình của Google cả ngày.
Các sản phẩm ưu việt của Google sẽ rất hạn chế, nếu hạ tầng truyền dẫn không dây của Goolge phụ thuộc vào nhà mạng. Google đã giải quyết bài toàn này với dự án phát sóng Wi-Fi dùng khinh khí cầu. Mục đích của dự án khinh khí cầu (Project Loon) này cho phép hơn 7 tỉ công dân toàn cầu dùng Wi-Fi gần như miễn phí.
Về phía nhà nước
Lo vì khi Google có được thông tin về thói quen, hành vi và sự riêng tư của hầu hết mọi công dân thì rủi ro sẽ không lường. Xu hướng đổi mới là ai có thông tin người đó có ưu thế.
Cũng thêm một lưu ý, Goolge là công ty của Mỹ. Google có cái gì thì cơ bản chính phủ Mỹ sẽ có cái đó.
Về phía nhà mạng
Hãy nghĩ tới việc nếu Google không còn phụ thuộc vào hạ tầng truyền dẫn của nhà mạng hoặc hầu hết các dịch vụ dữ liệu, dịch vụ giá trị gia tăng (VAS) đều được sử dụng miễn phí thì nguồn thu của nhà mạng còn lại gì? Nhà mạng sẽ là chủ thể lo nhiều nhất khi Google mà to.
Về phía người dân
Trước mắt thì người dân sẽ là người sướng nhất vì được dùng dịch vụ sản phẩm chất lượng tuyệt vời nhưng lại miễn phí. Nhưng về lâu dài, hỏi người dân sao thật sướng khi hướng phát triển của Google khiến cả Nhà nước và nhà mạng đều lo.
Khi dự án Loon thành công, công dân toàn cầu có khả năng dùng miễn phí mọi thứ có từ Internet ở khắp mọi nơi và nguy cơ nhà mạng bị mất 60% - 80% doanh thu từ thoại và VAS là điều có thể hình dung được. Khi nhà mạng gặp khó khăn thì cơ hội việc làm cũng cắt giảm và các hộ gia đình có người thân làm trong ngành ICT cũng chính là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên.
Và cũng đến một lúc nào đó, với kho thông tin chất lượng khổng lồ của công dân toàn cầu trong tay, Google sẽ biết được "yếu điểm" của một quốc gia; ví dụ như nhân sự chủ chốt của quốc gia X có thói quen, tính cách và yếu điểm gì, ai có thể chi phối và làm cách nào để lôi kéo người đó... Đến lúc này, an ninh của quốc gia X rất mong manh. Người dân của quốc gia X có sướng nổi nữa không khi an ninh quốc gia của họ bị đe dọa.
Xem phần trình bày “Chiến lược phát triển Google” của diễn giả “Phạm Văn Việt TrueBlue” tại sự kiện Vietnam Telecom 2013, chủ đề “Hội thảo bàn tròn về OTT” vừa diễn ra tại đây.